Bệnh viêm phế quản là gì? Triệu chứng và xử trí bệnh ra sao?

Viêm phế quản, ho dai dẳng có đờm: 7 cách chữa tự nhiên không cần uống một viên thuốc
Mẹo nhỏ cho bạn: chữa viêm phế quản mãn tính

Bên cạnh nhiều phương thuốc tây y, bạn cũng có thể áp dụng những phương thuốc thiên nhiên sau để điều trị bệnh viêm phế quản.

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của các ống phế quản, đường thở kết nối khí quản đến phổi. Khi bị viêm phế quản, bệnh nhân thường ho dai dẳng đi kèm có đờm.

Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, trong khi đó viêm phế quản cấp tính thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản

Nếu bị viêm phế quản mãn tính hoặc cấp tính thường có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

- Ho thường xuyên

- Tức ngực

- Có đờm (chất nhầy) có thể là màu vàng xám, trắng hoặc màu xanh lục. Trong một vài trường hợp, đờm còn có máu.

- Khó thở hoặc thở khò khè

- Sốt nhẹ và ớn lạnh

- Mệt mỏi

Viêm phế quản, ho dai dẳng có đờm: 7 cách chữa tự nhiên không cần uống một viên thuốc - Ảnh 1.
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của các ống phế quản. Ảnh minh họa.

Nguyên nhân gây ra viêm phế quản

- Hút thuốc: Hút thuốc hay sống cùng người hút thuốc trong thời gian dài khiến người đó có nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản. Do đó hãy từ bỏ thói quen xấu này để ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.

- Tiếp xúc với các chất kích thích: Sống và làm việc trong môi trường có chứa các chất kích thích phổi như hơi hóa chất, bột và dệt may cũng có khả năng gây ra bệnh viêm phế quản.

- Suy giảm khả năng miễn dịch: Điều này có thể gây ra viêm phế quản cấp tính, cảm lạnh, khiến hệ thống miễn dịch suy yếu.

- Trào ngược dạ dày: Thường xuyên ợ nóng có thể gây kích thích cổ họng, từ đó có nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản.

Phương pháp tự nhiên điều trị viêm phế quản

1. Mật ong

Cách tốt nhất để làm giảm ho do viêm phế quản là mật ong. Mật ong có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, do đó nó có tác dụng làm dịu cổ họng. Ngoài ra, mật ong còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.


>> Các thảo luận cùng chủ đề: chữa viêm phế quản mãn tính

Cách dùng:

- Bạn có thể thêm một thìa mật ong vào trà hoặc cà phê để uống kèm.

Viêm phế quản, ho dai dẳng có đờm: 7 cách chữa tự nhiên không cần uống một viên thuốc - Ảnh 2.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể cho mật ong vào một cốc nước chanh ấm để giảm triệu chứng tắc nghẽn đường thở và viêm khi bị viêm phế quản.

2. Gừng

Ngoài được sử dụng để chống lại những cơn cảm lạnh thông thường, gừng còn có thể giúp điều trị bệnh viêm phế quản. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, từ đó làm giảm sưng, rát, viêm nhiễm phế quản.

Cách dùng:

- Trộng 1/2 thìa gừng với quế và đinh hương với nước nóng. Khuấy kỹ rồi uống hỗn hợp này trong vài ngày để điều trị viêm phế quản.

- Làm trà thảo dược: Một muỗng bột gừng và hạt tiêu đen hòa vào một cốc nước nóng. Để nguội trong vài phút rồi cho thêm mật ong vào. Uống hai lần/ngày.

Viêm phế quản, ho dai dẳng có đờm: 7 cách chữa tự nhiên không cần uống một viên thuốc - Ảnh 3.
- Pha hỗn hợp gồm một muỗng bột gừng, đinh hương, hạt tiêu rồi uống ba lần/ngày. Có thể cho thêm sữa và mật ong.

3. Dầu bạch đàn

Điều trị viêm phế quản bằng phương pháp xông tinh dầu bạch đàn cũng rất hữu hiệu. Dầu bạch đàn có tác dụng làm tan chất nhầy gây tắc nghẽn trong đường hô hấp. Ngoài ra, dầu bạch đàn còn có tính kháng khuẩn rất tốt cho việc điều trị viêm phế quản.

Cách dùng:

- Lấy vài giọt tinh dầu bạch đàn cho vào một bát nước sôi. Lấy khăn che đầu để hít hơi nước.

Viêm phế quản, ho dai dẳng có đờm: 7 cách chữa tự nhiên không cần uống một viên thuốc - Ảnh 4.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu xoa trực tiếp vào ngực, có tác dụng hỗ trợ loại bỏ chất nhầy và cải thiện chức năng hô hấp.

4. Hành tây

Hành có tác dụng làm long đờm hiệu quả. Nước ép hành tây còn giúp ngăn chặn sự tích tụ của chất nhầy, hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản.

Cách dùng:

- Uống nước ép hành tây trước khi ăn vào mỗi buổi sáng.

- Ngoài ra, bạn có thể thêm hành tây vào các món salad hoặc các món ăn khác.

5. Tỏi

Với tính kháng virus và kháng khuẩn, tỏi cũng là một trong những phương thuốc rẻ tiền giúp điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.

Cách dùng: Lấy 3 tép tỏi, bóc vỏ rồi đun cùng với sữa. Uống mỗi đêm trước khi đi ngủ.

6. Nghệ

Đặc tính chống viêm của nghệ đã được chứng minh là có khả năng điều trị ho do viêm phế quản. Nghệ cũng có tác dụng làm long đờm, giúp loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp, hỗ trợ điều trị viêm phế quản.

Cách dùng: Đun sôi một thìa bột nghệ với một ly sữa. Uống 2 hoặc 3 lần/ngày.

Viêm phế quản, ho dai dẳng có đờm: 7 cách chữa tự nhiên không cần uống một viên thuốc - Ảnh 5.
Lưu ý: Không nên sử dụng phương pháp này nếu mắc bệnh sỏi túi mật, vàng da tắc mật, viêm loét dạ dày.

7. Muối Epsom

Tắm muối epsom cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.

Cách dùng: Cho 2 thìa muối epsom vào nước tắm đang ấm. Khuấy đều cho muối hòa tan rồi ngâm mình trong nước tắm khoảng 30 phút. Áp dụng phương pháp này 2 lần/ tuần để điều trị viêm phế quản cấp tính. Nếu bị viêm phế quản mãn tính, bạn có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày hoặc cách vài ngày.


Thôn tin về: viem phe quan co that

Mẹo giúp trẻ chống say xe khi về quê ăn Tết

Mắc tiểu đường vẫn sống khoẻ mạnh đến 80 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng làm được Cụ Trung mắc bệnh tiểu đường, dù đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn rất khoẻ mạnh, mắt tinh, tai thính. Cụ áp dụng kiên trì một bí quyết đơn giản, nhờ đó mà khống chế được bệnh tiểu đường.
 


Hỏi về Cách: viêm phế quản
Cụ già cao niên này đã đưa một cuốn sổ ghi chép cá nhân cho bác sĩ khi đi khám bệnh. Trong đó ghi các chỉ số sức khỏe một cách chi tiết và tỉ mỉ. Đó chính là cuốn "Nhật ký Tiểu đường" với những thông số và kết quả xét nghiệm dày đặc.

Chủ nhân của cuốn nhật ký này là cụ Trung, năm nay hơn 80 tuổi (người Trung Quốc), là một bệnh nhân có bệnh tiểu đường. Bất kỳ ai khi lật dở cuốn sổ của ông ra, đều trầm trồ với nét chữ viết rõ ràng, số liệu ngay ngắn, ngay cả y tá và bác sĩ cũng vô cùng nể phục.

Mắc tiểu đường vẫn sống khoẻ mạnh đến 80 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng làm được - Ảnh 1.
Đây có lẽ cũng là nguyên nhân khiến cụ Trung dù đã 80 mà vẫn không bị bệnh tiểu đường tấn công, bùng phát. Không những thế, sức khỏe của cụ hiện vẫn rất tốt, tai thính, mắt tinh, trao đổi chuyện trò với mọi người một cách bình thường, trôi chảy, trí nhớ và tư duy vẫn rất minh mẫn.

Chúng ta đều biết, khi mắc bệnh tiểu đường, thì việc theo dõi chỉ số glucose trong máu là điều rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa, đó là việc ghi chép lại các chỉ số để theo dõi cụ thể.

Rất nhiều người khi đi khám thường gặp một vấn đề chung là nếu bác sĩ hỏi thì sẽ nói rất nhiều thông tin, nhưng lại không có trọng tâm. Nhiều người trong nhà có dụng cụ đo chỉ số tiểu đường, thi thoảng cũng có định kỳ hoặc không định kỳ tự kiểm tra, nhưng lại không có thói quen ghi chép lại, sau một thời gian, rồi quên hết không nhớ được thông tin cụ thể nào.

Những người bị bệnh tiểu đường nên học hỏi thói quen này của cụ Trung, nên giữ lại các kết quả kiểm tra xét nghiệm, hoặc ghi lại trong một cuốn sổ riêng, đồng thời làm tốt việc theo dõi và ghi thành nhật ký chỉ số đường trong máu bao gồm các thông tin chính như sau:

Thời gian đo chỉ số đường huyết

Chỉ số huyết áp

Thời gian ăn cơm và số lượng ăn được

Thời gian vận động/thể dục và thời lượng thực hiện được

Thời gian uống thuốc, số lượng thuốc đã uống

Một số đặc điểm đặc biệt khác có thể quan sát thấy.

Việc viết nhật ký bệnh tiểu đường có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tốt sự thay đổi của tình trạng bệnh với các chỉ số cụ thể, có ý nghĩa rất lớn trong việc áp dụng và điều chỉnh nếp sinh hoạt hướng đến sự lành mạnh, có giờ giấc như vận động, sinh hoạt, ăn uống, kiểm tra sức khỏe, dùng thuốc hợp lý…

Đây cũng là việc có ý nghĩa quan trọng để khi gặp các vấn đề sức khỏe bất thường thì có thể trao đổi rõ với bác sĩ và nhận được những tư vấn điều trị phù hợp nhất.

Mắc tiểu đường vẫn sống khoẻ mạnh đến 80 tuổi nhờ 1 bí quyết đơn giản ai cũng làm được - Ảnh 2.
Sổ nhật ký người bệnh tiểu đường được xem là một trong những "bảo bối" của người bệnh, quan trọng trong hộp "đồ nghề" chữa bệnh của bệnh nhân do khả năng ứng dụng cao.

Mặc dù 1 cuốn sổ nhật ký xem qua không có gì quan trọng, nhưng mỗi lần đến gặp bác sĩ và đưa cho bác sĩ xem, nó lại là một thông tin đắt giá, có thể giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề, tìm thấy quy luật thay đổi và tiến triển của bệnh, đồng thời nâng cao khả năng, kết quả và chất lượng khám bệnh, nâng cao khả năng sống cho người bệnh, rất tốt cho việc điều trị bệnh dài ngày.

Thông tin được ghi trong cuốn nhật ký này cũng sẽ gửi tới bạn những thông điệp cảnh báo trước bất kỳ một thay đổi nào, thể hiện rõ việc điều trị của bạn có hiệu quả hay không, đồng thời giúp bạn và bác sĩ điều chỉnh cách điều trị, hướng đến một giải pháp hoàn hảo nhất cho riêng bạn.

Nói là sổ nhật ký, nhưng bạn có thể dùng cuốn sổ đóng sẵn thuần túy, nhưng cũng có thể dùng cuốn kẹp di động (file), sau đó in các trang giấy có kẻ vẽ sẵn thành mẫu biểu.

Đồng thời bạn có thể tháo mở tập tài liệu này để thường xuyên bố sung thêm giấy khi bạn viết nhiều hơn. Ngoài ra dùng kẹp có gáy mở di động, có thể bổ sung thêm các tờ giấy kết quả xét nghiệm.

Bạn cũng có thể viết thêm các dấu hiệu hay tình trạng sức khỏe khác để thông tin thêm phần dày dặn và cụ thể. Đó là thông tin tuyệt vời giúp bạn duy trì được việc điều trị hiệu quả, điều chỉnh phác đồ điều trị, vô cùng đơn giản và tiện lợi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ là cần ghi chép lại những chỉ số gì vào nhật ký, từ đó giúp bác sĩ phân tích diễn biến bệnh chuẩn xác hơn.

Bạn đã biết, việc điều trị bệnh tiểu đường dựa vào bản thân chiếm tới 70% kết quả, vì thế, hãy học tập cụ Trung trong việc ghi nhật ký, coi đó không chỉ là một thói quen tốt, mà là một giải pháp điều trị bệnh, một công đoạn trong việc chăm sóc sức khỏe.

Khi bản thân người bệnh và bác sĩ đều nỗ lực phân tích và điều trị tích cực, thì sức khỏe của bạn sẽ được kiểm soát, như vậy càng dễ dàng hơn trong việc khống chế huyết áp và tiểu đường, mỡ máu, đưa chúng tiệm cận với chỉ số trung bình, từ đó giúp bạn khỏe mạnh và trường thọ.

Sống khỏe mạnh trường thọ là niềm mơ ước của mỗi chúng ta, kể cả bệnh nhân tiểu đường cũng có thể sống khỏe mạnh trường thọ, chỉ cần bạn khống chế tốt chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu, nuôi dưỡng và duy trì các thói quen tốt, khám sức khỏe định kỳ, học cách tự kiểm soát tâm lý bản thân, trân quý từng ngày trôi qua, sống vui trong từng khoảnh khắc…

Làm được những điều đơn giản đó, mỗi bệnh nhân tiểu đường đều có thể sống trường thọ, tự "kết thân" với bệnh tiểu đường và chung sống hòa bình, khỏe mạnh và trường thọ.
Cách điều trị bệnh: bệnh phổi tắc nghẽn

Thông tin cần biết về bệnh viêm xoang cấp tính

Viêm xoang cấp tính có các dấu hiệu nghẹt mũi, khó thở, ho thành từng cơn, đầu đau nhức, người mệt mỏi, sốt nhẹ,… Vì thể, nhiều người coi thường cho rằng đang bị cảm cúm và có thể tự khỏi, mà không nghĩ đến bệnh tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm xoang cấp tính qua những thông tin hữu ích sau.

Nguyên nhân và cách phòng chống: chữa bệnh hen

Những điều cần biết về bệnh viêm xoang cấp tính
Những điều cần biết về bệnh viêm xoang cấp tính

Nguyên nhân viêm xoang cấp tính
Vi khuẩn, virus, nấm tấn công gây viêm các xoang hình thành viêm xoang cấp tính.
Do bị dị ứng với thời tiết, lông vật nuôi, phấn hoa,… khiến cho niêm mạc, màng nhầy bị phù nề gây ra viêm xoang cấp tính.
Do u bướu trong mũi hoặc vách ngăn hai mũi bị lệch làm cho đường lưu thông mũi bị tắc nghẽn, các dịch nhầy ứ đọng.
Một số nguyên nhân khác như mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, bị ợ nóng, hít phải không khí, khói, hóa chất độc hại… làm hạn chế đường lưu thông gây viêm xoang cấp tính.
Dấu hiệu viêm xoang cấp tính
Dấu hiệu của bệnh viêm xoang cấp tính
Dấu hiệu của bệnh viêm xoang cấp tính

Viêm xoang cấp tính có biểu hiện giống như bị cảm cúm: nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan, ho có đờm, sốt nhẹ, khó thở. Thông thường, những dấu hiệu này sẽ khỏi sau trên một tuần nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus. Tuy nhiên, trường hợp do tác nhân khác gây bệnh không điều trị các triệu chứng kéo dài, dần chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó, ngoài những biểu hiện trên, người bệnh còn bị đau đầu dữ dội, vùng mắt bị sưng, nhức đỏ, thị lực giảm sút, cổ bị cứng,…

Biến chứng viêm xoang cấp tính
Sau hơn 8 tuần các triệu chứng của viêm xoang cấp tính không thuyên giảm, khỏi hẳn thì bệnh đã biến chứng sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, biến chứng của viêm xoang cấp tính có thể xảy ra gồm: các bệnh hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm thanh quản, hen suyễn,… khả năng nhìn bị giảm sút,  hốc mắt sưng đỏ, có thể gây mù lòa, viêm màng não, áp xe não,….

Điều trị viêm xoang cấp tính
Uống thuốc chữa nghẹt mũi
Xông mũi bằng hơi nước nóng, có thể dùng bạc hà, xả, ngải cứu xông.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy, giúp người bệnh dễ thở hơn.
Đắp khăn nóng hoặc mát xa xung quanh khu vực mắt, mũi, má làm giảm đau do viêm xoang hiệu quả.
Nếu thực hiện các biện pháp trên mà triệu chứng bệnh không thuyên giảm, người bệnh có thể được bác sỹ chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh amoxicillin, doxycycline chữa viêm xoang cấp tính.
Cách phòng ngừa viêm xoang cấp tính
Để phòng tránh bệnh, có thể áp dụng các biện pháp sau:

Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, ngừa khói bụi, dị vật có trong không khí, tránh hít phải hóa chất, khói độc hại.

Chữa viêm xoang mãn tính bằng thuốc nam ít tốn kém, hiệu quả cao
Triệu chứng và cách chữa trị viêm xoang sàng trước
Thông tin hữu ích về bệnh viêm xoang sàng 2 bên
Viêm xoang mũi dị ứng mãn tính là gì? Bệnh có lây không?
Viêm xoang mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân?
Giữ không khí ở độ ẩm thích hợp không quá khô cũng không quá ẩm ướt. Có thể sử dụng máy phun sương.

Tránh xa rượu bia, các chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc có gas.

Qua những thông tin về bệnh viêm xoang cấp tính, hi vọng rằng mỗi người có thể trang bị thêm về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh. Chúc bạn sớm khỏe mạnh!

Hỏi bài thuốc: chữa bệnh hen

Nhận biết nhồi máu cơ tim

Những điều cần biết khi bị rối loạn nhịp tim

Đông y: viem phe quan

Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành dao động từ 60 đến 100 nhịp trên phút. Nếu nhịp tim không ở ngưỡng trên hoặc có triệu chứng như bỏ nhịp, ngừng tim, hẫng hụt hay trống ngực, bạn đang có dấu hiệu bị rối loạn nhip tim.

Khi nghỉ ngơi, tim đập chậm lại và đập nhanh hơn khi hoạt động. Rối loạn nhịp tim chậm là khi tim đập ít hơn 60 nhịp mỗi phút, còn trên 100 nhịp ngay cả lúc nghỉ ngơi gọi là rối loạn nhịp tim nhanh. Một dạng khác thường gặp là ngoại tâm thu, hay gọi là cơn co thắt sớm với biểu hiện bỏ nhịp, ngừng tim, hẫng hụt hay trống ngực.

1. Rối loạn nhịp tim - nguyên nhân và những nguy cơ

Mỗi ngày tim đập trên 100.000 lần và bơm đến 2.000 lít máu đi nuôi cơ thể và không ngừng nghỉ trong suốt cả cuộc đời. Vì thế, đôi khi hiện tượng bị lỗi nhịp là chuyện bình thường. Nhưng với người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc rối loạn thần kinh tim, thì rối loạn nhịp tim lại là vấn đề nghiêm trọng

Có những  rối loạn nhịp không rõ nguyên nhân, nhưng phần lớn các trường hợp có liên quan đến tổn thương thực thể tại tim như đột quỵ tim, phẫu thuật tim, viêm cơ tim, hẹp hở van tim, tim bẩm sinh. Một số bệnh làm gia tăng áp lực cho tim như bệnh mạch vành, tăng huyết áp cũng gây rối loạn nhịp tim.

Một số yếu tố nguy cơ ngoài tim làm cho nhịp điệu của tim trở nên bất thường, ví dụ bệnh tuyến giáp như cường giáp, nhược giáp; các thuốc ho, cảm cúm có chứa nhiều thành phần như paracetamol, phenylpropanolamin được phối hợp với chlopheniramin, hoặc dextromethorphan, codein hay một số thuốc điều trị cũng có thể gây ra căn bệnh này. Các chất điện giải có trong máu như Kali, Natri, Canxi và Magie - giúp kích hoạt và dẫn truyền xung điện trong tim. Khi rối loạn những chất này cũng tiềm ẩn nguy cơ loạn nhịp. Ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ chậm nhịp tim, rung nhĩ và loạn nhịp khác. Stress, thiếu ngủ, các chất kích thích như cà phê, trà, đồ uống có gas, thuốc lá, rượu, đều có thể dẫn đến nhiều loại rối loạn nhịp tim.

2. Gặp bác sĩ khi bạn có triệu chứng rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim (ninhtamvuong.vn) được phát hiện qua thăm khám và được ghi lại bằng điện tâm đồ. Việc chẩn đoán không phải lúc nào cũng dễ dàng và chuẩn xác. Rối loạn nhịp thường xuất hiện theo cơn, có thể kéo dài một vài phút và không theo chu kỳ nhất định nên có khi tại thời điểm khám, nhịp tim của bạn đã trở về bình thường. Vì vậy, trên thực tế, nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác, nhất là trẻ nhỏ dễ bị nhầm với chứng động kinh, vì có chung triệu chứng ngất xỉu đột ngột.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường về nhịp tim, bạn nên đến gặp bác sĩ. Để cuộc thăm khám được chuẩn xác, bạn cần chuẩn bị một số nội dung như tìm hiểu những yêu cầu hạn chế ăn, uống trước khi đi khám, vì có liên quan đến tính chính xác của kết quả xét nghiệm máu; viết ra các triệu chứng bạn đang gặp phải, bao gồm cả những tình huống tưởng chừng không liên quan đến rối loạn nhịp tim vì điều này giúp các bác sĩ đánh giá tổng quan sức khỏe của bạn. Bạn cũng cần ghi lại thông tin cá nhân, bao gồm cả lịch sử bệnh của gia đình (bệnh tim, tiểu đường) và những sự kiện liên quan làm thay đổi cuộc sống gần đây. Những thông tin này có thể giúp các bác sĩ tìm ra hay loại trừ các nguyên nhân gây loạn nhịp ngoài tim; liệt kê tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng. Những điều tưởng như đơn giản lại có thể giúp các bác sĩ tìm được nguyên nhân gây loạn nhịp tim từ thuốc điều trị.

Bạn cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi bác sĩ như về nguyên nhân gây bệnh, những yếu tố làm triệu chứng nặng hơn; những xét nghiệm cần làm; chuẩn bị trước xét nghiệm; phương pháp trị bệnh thích hợp; thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất phù hợp; tái khám để sàng lọc bệnh tim...

3. Giải pháp kiểm soát chứng rối loạn nhịp nhanh

Tùy theo nguyên nhân, các bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc can thiệp tim mạch hay phẫu thuật để kiểm soát nhịp tim và làm giảm các triệu chứng, biến chứng. Bạn cũng có thể quản lý tốt những yếu tố nguy cơ bằng cách bỏ thuốc lá, điều trị tốt bệnh mạch vành, huyết áp cao, kiểm soát cholesterol, giảm trọng lượng thừa, áp dụng chế độ ăn có lợi cho tim và thường xuyên luyện tập thể chất là biện pháp làm ổn định nhịp tim.

Trong nội khoa, sự kết hợp của thuốc điều trị chính cùng với một số thành phần thảo dược và hoá dược bổ trợ như Khổ sâm, Taurine, L-carnitin, Magie được coi là liệu pháp phù hợp cho sức khoẻ tim mạch. Khổ sâm có tác dụng chống loạn nhịp nhờ tác động trực tiếp lên cơ tim và hệ thần kinh điều hòa nhịp tim. Taurin giúp điều chỉnh nồng độ Kali, Canxi, Natri trong máu và các mô, giảm tính kích thích của cơ tim và hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. L-carnitin là một dinh dưỡng quan trọng, giúp bảo vệ tim và mạch máu, chống lại các tổn hại cơ tim do sự dư thừa chất béo gây ra


Hỏi về Cách: viem phe quan co that

Bệnh dịch hạch và cách phòng chống

Bệnh dịch hạch và cách phòng chống
Bệnh dịch hạch và cách phòng chống
Thôn tin về: bệnh hen
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao, được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Bệnh do vi khuẩn yersinia pestis gây ra, lây truyền chủ yếu từ động vật gặm nhấm (chuột, thỏ...) sang người qua vật trung gian là bọ chét. Đến nay, thế giới đã xảy ra ba đại dịch và số người chết vì bệnh này lên tới hàng trăm triệu.


Chuột - mối nguy cơ làm truyền bệnh dịch hạch (Ảnh: Internet).

Ở Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét.

Đường lây của bệnh:

Đường lây của bệnh dịch hạch (Ảnh: Internet).

- Bọ chét hút máu động vật mang bệnh (chuột, thỏ, nhím…) rồi cắn người.

- Người bị truyền trực tiếp vi khuẩn từ động vật nhiễm bệnh qua da trầy xước hoặc bị động vật mang bệnh cào, cắn.

- Người hít trực tiếp vi khuẩn từ không khí.

Có 4 thể dịch hạch: Thể hạch, thể phổi, thể màng não, thể nhiễm trùng huyết. Hay gặp nhất là thể hạch (chiếm 94-98% tại Việt Nam trước đây):

* Thể hạch:

Các triệu chứng:

- Rét run, sốt cao trên 38 độ C.

- Nổi hạch ở bẹn, nách, cổ.

Nếu không được điều trị, dịch hạch thể hạch sẽ diễn chuyển thành các thể còn lại nặng hơn dưới đây:

* Thể phổi - thể đáng sợ nhất:

Bệnh thể này tiến triển nhanh và nguy cơ lây lan cao. Bệnh nhân có các triệu chứng:

- Sốt cao, rét run, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bứt rứt.

- Khoảng 24 giờ sau bệnh nhân sẽ thấy đau tức ngực, khó thở, thở nhanh nông.

- Ho có đờm nhầy và loãng, sau đặc dần, có máu hoặc có nước bọt.

* Thể nhiễm trùng huyết:

Số bệnh nhân mắc thể bệnh này cao, chỉ đứng sau thể hạch. Bệnh nhân có các triệu chứng:

- Sốt cao 40-41 độ C, rét run, đau đầu dữ dội, tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần.

- Bệnh nhân hốt hoảng, vật vã, kích động, nói sảng, thở nhanh nông…

* Dịch hạch thể màng não:

Các trường hợp mắc thể này ít gặp, thường xuất hiện kèm sau thể hạch, thể nhiễm trùng huyết.


Biểu hiện của các thể dịch hạch, từ trái qua phải:
Thể hạch, thể nhiễm trùng huyết, thể phổi (Ảnh: Internet).

Cách phòng, chống dịch hạch

- Vệ sinh môi trường, cải thiện nhà cửa, kho bãi nơi làm việc, cất giữ lương thực cho người, gia súc kín đáo, để chuột và các loài gặm nhấm không có nguồn thực phẩm và môi trường thuận lợi để sống, sinh sôi.

- Đeo găng tay khi xử lý động vật chết để tránh tiếp xúc da với vi khuẩn dịch hạch (nếu có).


Khi tiếp xúc với xác động vật chết cần đeo
găng tay và trang bị dụng cụ bảo hộ cần thiết (Ảnh: Internet).

- Dùng thuốc chống, diệt côn trùng nếu nghĩ mình có thể đã tiếp xúc với bọ chét qua các hoạt động như cắm trại, trú ẩn hay làm việc ngoài trời. Những sản phẩm chứa DEET thoa lên da, quần áo, các sản phẩm chứa permethrin chỉ bôi ngoài trang phục (theo hướng dẫn sử dụng ngoài nhãn).

- Tránh cho các vật nuôi khỏi bọ chét bằng cách dùng thuốc diệt bọ chét. Chó, mèo... thả rông có nhiều khả năng tiếp xúc với chuột bị dịch hạch hay bọ chét và có thể mang bệnh về nhà. Nếu vật nuôi bị ốm, nên đưa đến bác sĩ thú y ngay. Ngoài ra, không cho chó, mèo hoang vào nhà, nhất là ngủ trên giường.

- Diệt chuột, bọ chét (đặt bẫy, phun thuốc, nuôi mèo, rắn, chim để bắt chuột...).

- Khám và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh./.


Nguyên nhân và cách phòng chống: viem phe quan

Kiêng những gì khi đang bị ho - lưu ý đặc biệt quan trọng

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

Bệnh hen có di truyền không?
Bệnh hen có di truyền, ở một vài cá nhân, có tiền sử hen, chàm, viêm mũi dị ứng… trong gia đình.


Hỏi về cách viem phe quan co that
Thức ăn gây dị ứng có gây ra hen ?
- Có gây hen song tương đối ít gặp. Đặc biệt dị ứng với trứng (lòng trắng) hạt dẻ, đậu phọng… có thể rất nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Bạn có thể làm gì để cải thiện hen của bạn ?
- Tránh các yếu tố gây khởi phát hen là quan trọng và có thể - Ở một số bệnh nhân làm giảm các triệu chứng và nhu cầu sử dụng kiểm soát môi trường trong gia đình bạn và nhất là tránh thuốc lá.

Hen có phải do nhiều khuẩn không ?

- Nhiễm siêu vi thường gây ra cơn hen hay đợt kịch phát. Không phải bao giờ ta cũng tránh và phòng được nhiễm siêu vi.

Bơi lội có lợi cho người hen ?
- Bơi lội là một hình thức tập luyện tốt.

Có thể phải ngừng tập luyện vì lên cơn hen ?
- Có một số người lên cơn khó thở khi tập luyện. Một trong những mục tiêu của điều trị hen là cho phép một cuộc sống bình thường với hạn chế tối thiểu. Hen do hoạt động thể lực có thể dự phòng hoặc giảm thiểu: nên dùng sallre tamol hoặc cromoglyrat Na vài phút trước khi vận động.

Bạn sẽ làm gì khi lên cơn hen ?
- Đây là nỗi lo âu của người hen. Sự lo lắng sẽ giảm với một kế hoạch hành động cho người hen mà thầy thuốc của bạn xây dựng riêng cho bạn. Bạn sẽ biết triệu chứng gì xảy ra thì dùng thuốc gì, bạn sẽ biết khi nào cần đến sự giúp đỡ của y tế.

Thuốc trị hen có lành không ? có an toàn không ?
- Thuốc trị hen do thầy thuốc chuyên khoa của bạn chỉ định thường an toàn hơn nhiều lần nếu không điều trị hay điều trị bất cập.
- Một số thuốc dự phòng như corticosteroid nếu dùng liều cao và kéo dài có thể có tác dụng phụ, nhưng nhìn chung, nguy cơ thấp và không bằng nếu điều trị không đủ liều. Khi hen đã ổn định, thầy thuốc của bạn sẽ giảm liều đến mức thấp nhất mà vẫn duy trì sự kiểm soát các triệu chứng và chức năng phổi bình thường.

Hen có phải là bệnh cả đời người ?
Đây là câu hỏi hay được đặt ra với bản thân người bệnh hay bố mẹ của trẻ hen.

Không, hen không phải là bệnh cả đời người:

- Có những đợt thoái triển hoàn toàn, người bệnh không có triệu chứng gì và cũng không phải dùng thuốc gì. Tần số thoái triển hoàn toàn - theo nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới - là 28-32%.
- Nhiều liệu pháp hữu hiệu để điều trị hen mãn tính (liệu pháp kháng viêm liên tục, liệu pháp cắt cơn) cho phép trong đa số trường hợp một sự kiểm soát hoàn toàn triệu chứng của người hen. Người hen có thể có giấc ngủ ngon không phải thức giấc về đêm. Người hen có thể có cuộc sống bình thường ngay cả khi vận động và duy trì chức năng thông khí bình thường.
Điều trị đúng, chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.
Nên Xem: viêm phế quản

Trẻ bị ho lâu ngày không khỏi phải làm sao

Trẻ bị ho lâu ngày không khỏi phải làm sao Cứ mỗi dịp thời tiết thay đổi, đang nắng bỗng đổ mưa rào, thời tiết khắc nghiệt đầu hè như hiện tại nhiều bà mẹ rồng rắn cả con tới bệnh viện khám "cháu bị ho lâu ngày, cả tháng rồi mà vẫn không khỏi".
Trẻ bị ho lâu ngày không khỏi bệnh phổi tắc nghẽn


Trẻ bị ho lâu ngày có thể do dị ứng thời tiết
Theo các bác sỹ Bệnh viện Nhi, trẻ bị ho lâu ngày rất hay gặp khi thời tiết chuyển mùa. Cứ mỗi đợt nắng nóng kéo dài rồi lại có những cơn mưa rào bất chợt, số lượng bệnh nhi được đưa tới khám tăng lên chóng mặt với tình trạng chung bị ho lâu ngày mãi mà không khỏi, mặc dù các mẹ đã cho trẻ uống siro ho, cả kháng sinh, kháng viêm mà trẻ vẫn cứ ho sù sụ, liên tục không giảm. Tuy nhiên, trẻ chỉ có dấu hiệu ho chứ không viêm nhiễm hay có biểu hiện sốt, co giật nào.

Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các chuyên gia y tế cho rằng, thời gian chuyển mùa, thời tiết thất thường thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh rồi từ lạnh sang nóng, trong vài ngày thậm chí từ sáng tới chiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ở những trẻ dưới 3 tuổi, hệ hô hấp còn non yếu cộng thêm với sức đề kháng cũng kém là đối tượng dễ phản ứng với điều kiện thời tiết thất thường và có thể dẫn tới biểu hiện rõ rệt nhất là ho ở trẻ em.

Trẻ bị ho dị ứng thường ho thành cơn, thậm chí là ho lâu ngày không khỏi, các cơn ho liên tục không dứt, nhất là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy hay lúc chuyển tư thế từ nằm sang ngồi hoặc ngược lại. Khác với ho do viêm nhiễm, trẻ có thêm biểu hiện sốt, ho có đờm đục, đờm xanh, trẻ ho do bị kích ứng thời tiết thường có rất nhiều đờm nhưng là đờm trong, trẻ không bị sốt và khi đưa trẻ đi xét nghiệm, bạch cầu không tăng.

Điều trị ho do dị ứng thời tiết như thế nào?
Hỏi về lời khuyên cho những trường hợp trẻ bị ho lâu ngày không khỏi (ho do dị ứng thời tiết) các bác sỹ khuyên rằng, trẻ cần được điều trị bằng thuốc dị ứng, thuốc giảm tiết chảy nước mũi, thuốc giảm mẫn cảm kết hợp với thuốc trị ho. Các mẹ cần đặc biệt chú ý không nên tự ý dùng kháng sinh cho con, cũng không nên lạm dụng siro ho cho bé. Như vậy tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách trẻ bị ho do dị ứng rất có thể bị bội nhiễm, dẫn đến cá viêm nhiễm đường hô hấp mà tình trạng ho ở trẻ lâu khỏi hơn.

Khi trẻ bị ho thường có nhiều đờm nên các mẹ cần làm cho trẻ sổ được đờm ra. Có thể sử dụng các loại thuốc ho long đờm hay bằng vỗ rung. Nếu mẹ nào còn chưa biết cách vỗ rung có thể áp dụng theo chỉ dẫn. "Mẹ khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống." Làm như vậy trẻ có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm nên cần làm lúc trẻ đói, tốt nhất là buổi sáng khi trre mới ngủ dậy và chưa ăn gì.

Với những trẻ không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, các mẹ có thể dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng….

Cách phòng ngừa ho do dị ứng thời tiết?
Để phòng ngừa, các mẹ cần chú ý chăm sóc vệ sinh mũi họng thường xuyên cho bé,cho trẻ xúc miệng và rửa mũi bằng các loại nước muối sinh lý, cho trẻ ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý. Khi bé bị ho mà không kèm các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, có thể cho trẻ uống thuốc ho long đờm, và cần chú ý xem liệu có phải do trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó không để loại hẳn khỏi thực đơn của bé. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc nhé.

Làm thế nào để: bệnh hen